Skip to main content
Cập Nhật Pháp LýTiếng ViệtXuất Bản

KINH NGHIỆM TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ – GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

By 20 Tháng Năm, 2022Không có bình luận
[HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP BÙNG NỔ TRONG NĂM 2022]

Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (“M&A”) có vai trò quan trọng với sự phát triển nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bất chấp đại dịch Covid-19 trong hai năm qua, tổng giá trị của thị trường M&A toàn cầu tăng tăng 63% lên 5.630 tỷ đô la Mỹ, đạt 8,8 tỷ đô la Mỹ trong 10 tháng năm 2021, tăng 18% so với năm 2020 và tiếp tục được dự báo bùng bổ trong năm 2022.

Mặc dù phần lớn các thương vụ M&A đều mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, tuy nhiên, cũng có những vụ mua bán, sáp nhập ở mức đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp khác, hay còn gọi là tập trung kinh tế có thể làm thay đổi đáng kể cấu trúc thị trường của một hàng hóa, dịch vụ nhất định, dẫn đến hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc sự liên kết, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ tác động hạn chế cạnh tranh, do đó cần phải được kiểm soát.

Nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về thực thi các quy định kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, Luật sư Đinh Ánh Tuyết chia sẻ “Kinh nghiệm tuân thủ các quy định về thông báo tập trung kinh tế – Góc nhìn từ phía doanh nghiệp” tại Hội thảo “Thực thi các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam” do Cục CT&BVNTD tại Tp. Hồ Chí Minh.

#luậtcạnhtranh #muabánsápnhập #tậptrungkinhtế #VCCA